Logo
  • Việt Nam
  • Enlish

Tin tức & sự kiện

Thứ ba, 09:46 Ngày 29/10/2019
Những ngày qua, các cuộc tranh luận gay gắt trên nghị trường Quốc hội về việc có nên cho doanh nghiệp" tăng thêm thời gian làm việc" không, đã tạo ra nhiều dòng lập luận rất trái ngược nhau. Có người nói: Công nhân cần làm ít giờ đi để có thêm thời gian nghỉ ngơi nhằm tái tạo sức lao động và lương phải cao lên! Qúa đúng và quá đạo đức! Có người giáo huấn: Doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, giảm cường độ làm việc cho người lao động! Qúa đúng và không sai! Liệu mọi người có biết: vì những điều đó mà giới Doanh nhân liên tục phải tự mình" vi phạm" Luật lao động giành cho chính bản thân mình không? Nếu ai đã từng làm doanh nghiệp hoặc trong gia đình có người đã từng hoặc đang làm doanh nghiệp, hẳn sẽ hiểu rất rõ điều đó. Làm việc luôn căng thẳng, không ngơi nghỉ 12-14 giờ mỗi ngày là chuyện bình thường và phổ biến đối với những người chủ doanh nghiệp thời nay. Nếu không có những đêm triền miên mất ngủ vì suy nghĩ công việc hoặc giữa đêm phải vùng dậy để làm việc bên máy tính...thì hẳn rằng đó không phải là doanh nhân. Nếu không có những phút giây hắt héo ruột gan vì lo thiếu hàng hóa, không đủ việc làm để công nhân thu nhập thấp... hẳn rằng đó không phải là người chủ doanh nghiệp! Với những người làm doanh nghiệp, thời gian đối với họ không có một hạn định hay một khái niệm cụ thể nào cả. Vậy với người công nhân thì sao? Tất yếu thời gian làm việc hàng ngày của họ không thể như những người đứng đầu doanh nghiệp được. Song, giá như mọi người đi sâu để hiểu kĩ và đầy đủ hơn về thực trạng các doanh nghiệp Dệt- May Việt nam hiện nay, về tình hình các nước xung quanh ta thì hẳn rằng các cuộc tranh luận sẽ nhanh tới hồi đồng thuận hơn. Giản đơn từ mấy câu hỏi: Sao nước Nhật giầu có gấp bội ta, người lao động bên Nhật luôn làm việc hết sức mình cùng với tính kỉ luật cao độ...Vậy mà chính phủ Nhật vẫn cho phép doanh nghiệp và người lao động được tăng thêm thời gian làm việc hàng năm cao hơn nhiều so với Việt nam? Với các nước Singapore, Mã lai, Thái lan hay bên cạnh ta là nước Trung hoa khổng lồ, hùng mạnh, cũng vậy... Sao ta không có thể lấy số liệu từ các quốc gia đó để tham chiếu khi tranh luận? Hẳn rằng không ai có thể nói các nước đó kém văn minh hơn ta, lạc hậu hơn ta hay họ không tốt với người lao động bằng ta! Các doanh nghiệp Dệt- May Việt nam thì sao? Hầu hết vẫn chủ yếu làm gia công" lấy công làm lãi" mà thôi. Trong khi đó, chi phí sản xuất mỗi ngày một tăng, đặc biệt là chi phí nhân công( gồm tiền lương, thưởng, các loại bảo BH...) thường chiếm từ 85-87% trong tổng giá trị gia công. Còn lại trên 15%, chi phí tiếp cho khấu hao, phí quản lý, phục vụ, điện, nước, vận tải, giao nhận, cơm ca, đồng phục...Không những thế, giá gia công mỗi ngày một giảm bởi sức mua giảm sút của thị trường... Để thấy rằng nguồn tài chính dự trữ của các doanh nghiệp Dệt- May là rất khó khăn và vô cùng nhỏ bé. Do vậy, việc khống chế thời gian làm thêm ở doanh nghiệp Việt nam thấp hơn nhiều so các nước xung quanh, chắc chắn sẽ làm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt càng thêm yếu thế, GDP quốc gia sẽ bị sụt giảm nhiều, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm vì dự trữ tài chính quá hẻo, không đủ sức chống đỡ các tai biến bất ưng của thời vận. Còn người lao động sẽ phải lao đao tìm thêm nguồn công việc khác để bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt...Các tình huống như vậy ắt sẽ xảy ra chứ không còn là dự báo nữa. Doanh nghiệp và người lao động chưa bao giờ so bì với những người trong khu vực hành chính về thời gian làm việc vì doanh nghiệp và người lao động đều hiểu rất rõ: những người hành chính đã có Nhà nước lo cho tất cả, từ tiền lương đến các loại Bảo hiểm...Còn ở doanh nghiệp, không có điều đó bởi" tay làm, hàm nhai, tay ngừng làm, hàm ngừng nhai" ngay mà. Nếu giảm giờ làm từ 48h xuống còn 44h với mỗi tuần nữa thì khó khăn sẽ lại tăng thêm bội lần cho doanh nghiệp. Xin đừng vội nghĩ tới việc đó trong nhiều năm nữa vì NSLĐ của lao động Việt nam hiện đang rất thấp so với các quốc gia khác. Gỉa dụ cứ mỗi thiết bị tự động đưa vào sản xuất thì ít nhất cũng một vài hoặc hàng chục công nhân bị mất vị trí làm việc, liệu người lao động có mong muốn? Sở dĩ ngành may mặc vẫn còn đất để tồn tại và phát triển bởi những nhà Tư bản không thể dùng Robot để thay thế hết số lao động có kĩ năng khéo léo được, mặc dù họ có thể có rất nhiều tiền để đầu tư máy móc, thiết bị tự động hiện đại. Chính điều đó đang còn là lợi thế của các doanh nghiệp Việt, xin đừng để mất đi cơ may còn lại ít ỏi đó vì những tư tưởng" nhân văn" hay những giọt" nước mắt" rơi chưa đúng thời điểm! Đề nghị tăng thêm thời gian làm việc trong khoảng 400- 450 giờ mỗi năm là để có thể đáp ứng cho ba( 3) mục đích: 1/ Người lao động có điều kiện tận dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật tư đang có sẵn trên dây chuyền sản xuất với số thời gian làm thêm vừa phải để tăng thêm nguồn thu nhập lương thiện và chính đáng cho mình. 2/ Với doanh nghiệp: có đủ khoảng thời gian an toàn cần thiết để xử lý các tình huống phát sinh về hàng hóa mà không lo tới việc" vi phạm pháp luật" vì đây là điều tối kị với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không coi số sản phẩm làm ra trong thời gian này là nhằm thu thêm lợi nhuận vì chi phí tiền lương cao gấp bội so với thông thường, hơn nữa các chi phí này lại không được hạch toán vào giá thành mà phải khấu trừ từ nguồn lợi nhuận vốn đã rất ít ỏi, nay lại càng còm cõi thêm. 3/ Các nhà nhập khẩu nước ngoài không vin cớ doanh nghiệp Việt vi phạm luật pháp về thời gian làm việc mà cắt bỏ đơn hàng, làm phương hại tới cuộc sống của người lao động và sự an toàn, an ninh nhà máy. Gần như là bản năng phổ biến từ muôn thủa: Ai cũng muốn làm việc ít, việc dễ và nhàn hạ nhưng lại muốn có lương cao! Điều này, các nhà hoạch định chính sách và những người vận hành doanh nghiệp nếu không hiểu thấu đáo, không xử lý các mối quan hệ về quyền lợi một cách thông minh và hợp lý thì rất khó tạo được động lực phát triển doanh nghiệp và động lực phát triển đất nước. Hơn thế, cũng rất khó có thể lường tránh được các xung đột tiềm ẩn, sẵn sàng xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này cực kì quan trọng đối với sự an nguy không chỉ với từng nhà máy mà còn với toàn xã hội nữa. Đôi lời muốn trao đổi với các vị Đại biểu Quốc hội trước khi các vị ấn nút thông qua các vấn đề hệ trọng của Đất nước.   Bùi Đức Thịnh / Cty May Sông hồng- NĐ.
Thứ tư, 16:10 Ngày 06/05/2020
Công ty CP may Sông Hồng (Nam Định) được công nhận doanh nghiệp ưu tiên lần đầu tiên vào năm 2017, là một trong những doanh nghiệp dệt may mới nhất được công nhận doanh nghiệp ưu tiên. 
Thứ ba, 16:59 Ngày 22/10/2019
Mô tả công việc: - Tìm kiếm, phát triển các nhà cung cấp mới về vải và nguyên phụ liệu may mặc ... với giá cả tốt nhất - Lập kế hoạch mua NPL may mặc, - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua vải và nguyên phụ liệu kịp tiến độ sản xuất. - Xử lý các trường hợp: lỗi vải, thiếu vải trong cây, đổi trả vải kịp thời để đảm bảo tiến độ sản xuất. - Triển khai cắt vải mẫu, tìm vải cho bộ phận sản xuất và báo giá cho Ban tổng giám đốc. - Đốc thúc nhà cung cấp về thời gian bàn giao vải và nguyên phụ liệu. - Làm báo cáo hàng vải và nguyên phụ liệu tồn, hàng xuất, hàng nhập, hàng sản xuất. - Thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của cấp trên.
Thứ sáu, 13:57 Ngày 15/11/2019
Thứ sáu, 13:56 Ngày 15/11/2019
Thứ bảy, 14:28 Ngày 19/10/2019
MÔ TẢ CÔNG VIỆC + Nhận thông tin về đơn hàng từ khách hàng hoặc bộ phận Sale; + Kết hợp với Phòng mẫu để may sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng; gửi mẫu đi và giải quyết các vấn đề phát sinh; + Làm việc với nhà cung cấp và gửi đơn hàng cho nhà cung cấp; + Đặt nguyên phụ liệu; + Theo dõi tình hình sản xuất đơn hàng và xử lý khi có vấn đề; + Làm báo cáo theo quy định
Thứ bảy, 08:32 Ngày 05/10/2019
Mô tả công việc: Kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Hướng dẫn và kiểm tra chất lượng trên chuyền. Báo cáo chất lượng sản phẩm trên chuyền và kiểm xuất. Trao đổi chi tiết khi phỏng vấn
Thứ bảy, 14:45 Ngày 24/08/2019
Hàng năm, Forbes Việt Nam - tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới  - tổ chức sự kiện vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất. Tối ngày 15 tháng 8, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh doanh 2019, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2019. May Sông Hồng đã sánh vai cùng các công ty hàng đầu cả nước vinh dự nhận giải thưởng. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ
Thứ sáu, 11:40 Ngày 01/03/2019
Là doanh nghiệp hàng đầu trong làng dệt may Việt Nam với sự lớn mạnh không ngừng về chất và lượng, Sông Hồng đang đi đầu trong việc áp dụng công nghệ trong quản trị cũng như chuyên sâu vào kĩ thuật để chế tạo các sản phẩm may mặc cao cấp nhất. Và như thế, chúng tôi mong tìm được thật nhiều nguồn lực cho sự phát triển chiều sâu này. Nếu bạn muốn gia nhập gia đình Sông Hồng, xin mời bạn đọc kĩ các tiêu chí sau đây:
Thứ tư, 06:22 Ngày 12/12/2018
Ngày 10/12/2018, Chủ tịch HĐQT công ty CP May Sông Hồng đã ký quyết định số 21/2018/QĐ-HĐQT để ban hành quy chế công bố thông tin của công ty CP May Sông Hồng.
Thứ bảy, 14:24 Ngày 30/06/2018
Công ty cổ phần may Sông Hồng là một công ty may mặc xuất khẩu đứng hàng TOP tại Việt Nam với thị trường xuất khẩu chính yếu là Mỹ và Châu Âu. Doanh thu FOB của chúng tôi liên tục tăng trưởng 30-50% hàng năm, do đó nhu cầu khai thác nguồn vật tư cho các sản phẩm xuất khẩu rất lớn.  
Thứ tư, 09:31 Ngày 23/08/2017
Ngày 03/08/2017, tại TP. HCM, Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Tập đoàn cung cấp giải pháp tự động hóa ngành dệt may Threadsol (Singapore) tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu khổng lồ và công nghiệp 4.0 cho ngành may mặc Việt Nam”
Thứ tư, 09:33 Ngày 21/06/2017
Mức tăng lương tối thiểu vùng 6,5% được Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt vào phiên họp cuối cùng diễn ra đầu tháng 8 và đang trình Chính phủ quyết định. Nếu được thông qua, mức tăng này sẽ được áp dụng từ 1/1/2018. Tuy nhiên, người lao động liệu có được hưởng lợi từ tăng lương tối thiểu vùng?
Thứ tư, 09:38 Ngày 21/06/2017
Tiền lương tối thiểu vùng năm tới sẽ tăng thêm 6,5%, tức từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng. Sau nhiều lần nâng lên hạ xuống các phương án, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 vào sáng 7/8.
Thứ tư, 09:33 Ngày 21/06/2017
Trước xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0).
Thứ tư, 09:34 Ngày 21/06/2017
Hiện tại, mã độc có tên là WannaCry khai thác một số lỗ hổng trên hệ điều hành Windows để tấn công vào các máy tính với mục tiêu mã hóa dữ liệu để đòi tiền chuộc, ảnh hưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn cầu. Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp xử lý khẩn cấp mã độc này như sau: