Logo
  • Việt Nam
  • Enlish

Tin thị trường

Giải pháp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam

  • Thứ tư, 09:31 Ngày 23/08/2017
  • Tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, báo cáo tình hình dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 6 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 13,98 tỷ đô la Mỹ, tăng 9%. Trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt 5,79 tỷ Đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ 41%, tăng 7%; EU đạt 1,69 tỷ đô la Mỹ, chiến tỷ lệ 12%, tăng,2%; Nhật Bản 1,4 tỷ Đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ 10%, tăng 10,7% và thị trường Hàn Quốc 1,02 tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ 7,2%, tăng 16,2%, giữ vững vị trí top 5 các nước xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới.

    Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước khác, chính sách lương, tỷ giá…, Việt Nam đòi hỏi phải phát triển thêm các lĩnh vực khác như thiết kế, xây dựng thương hiệu, tiếp thị và phân phối, bao gồm cả bảo hiểm và tài chính. Đồng thời, để hưởng lợi từ sự bùng nổ về công nghệ và đạt được năng suất cao hơn, Việt Nam cần nỗ lực áp dụng các công nghệ mới thân thiện hơn với môi trường cho ngành may mặc và dệt may.

    Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ nhân tạo, máy móc tự động và thông minh như ôtô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật, công nghệ sinh học, công nghệ nano… Theo bà Mai việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn thì khả năng tăng năng suất theo cấp số nhân. Tuy nhiên bà Mai cũng khuyến cáo trong lĩnh vực thời trang gồm nhiều công đoạn sản xuất, do đó công nghệ 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế ngay lao động chân tay của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn may. Công nghiệp 4.0 làm gia tăng nguy cơ mất việc làm đối với lao động dệt may, đặc biệt lao động có trình độ thấp và ở những công đoãn dễ thay thế bằng máy móc. Đồng thời dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ chuyển dần sản xuất quay lại các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 thị trường chính có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu nghiên cứu tác động của CN 4.0 đến ngành bằng cái nhìn thực tế, khách quan phù hợp với đặc điểm của một ngành sản xuất hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp với giá cả hợp lý. Liên kết với đối tác, khách hàng để nắm bắt xu hướng, nhu cầu đối với các loại sản phẩm có nguy cơ di chuyển SX về lại thị trường đang tiêu thụ. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu số hóa một số khâu trong dây chuyền SX. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ in 3D trong thiết kế thời trang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn lẻ của khách hàng. Đẩy mạnh khai thác hiệu quả năng lực SX hiện có để tăng tích lũy, chuẩn bị nguồn lực cho đổi mới công nghệ. Chuyển dần từng bước sang xu hướng khai thác thị trường nội địa.

    Tại buổi hội thảo, ông Saurav Ujjain - Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á giới thiệu các giải pháp sáng tạo và thông minh của Threadsol bao gồm: Intellocut, Intellobuy giúp các nhà sản xuất hàng may mặc giảm chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm chi phí vải lên tới 10%. IntelloBuy là giải pháp ước lượng chính xác vật liệu, giúp tiết kiệm được 10% chi phí vật liệu ở giai đoạn mua hàng, giảm khối lượng công việc và tiết kiệm được hàng triệu đô la chi phí vật liệu trong thời gian dài. IntelloCut là dịch vụ tự động hóa, tiết kiệm được 10% vật liệu ở mức sản xuất, do đó giảm thiểu mức lãng phí và tận dụng tối đa.

    Ông Saurav Ujjain - Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Việc xử lý chất thải vải là mối quan tâm lớn đối với tất cả các nhà sản xuất trên toàn cầu. Chi phí cho vải nguyên liệu chiếm đến khoảng 60-70% tổng chi phí sản xuất. Với công nghệ của ThreadSol sẽ giúp tiết kiệm tới 10% chi phí vải nguyên liệu bằng cách sử dụng các phần mềm. Phần mềm này sẽ đưa ra một phương pháp định lượng chính xác ​​để đảm bảo số vải cần thiết cho một số lượng hàng may mặc nhất định. Threadsol có mặt tại Việt Nam từ năm 2016. Hiện nay, chúng tôi đã cung cấp giải pháp này cho cả 3 nhà máy thời trang của Ocean Sky , Fashion Garment , Saitex”.
     

     

    Cũng tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những lợi ích từ công nghệ của Threadsol mang lại. Hy vọng công nghệ mới sẽ góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
     

     

    Cẩm Hà